Thông tin khác Thông tin khác

Những nỗ lực của Phú Yên trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn
Được biết, ngay từ khi triển khai thực hiện Đề án 1956, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung; các tiêu chuẩn, chính sách, quy định của Nhà nước hướng dẫn thực hiện công tác này.
 
Bên cạnh đó, Phú Yên đã chi 1,350 tỷ đồng tổ chức 27 lớp tập huấn về triển khai thực hiện Đề án, về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn cho hơn 2.100 người là cán bộ làm công tác Lao động – TBXH các cấp huyện, xã và bí thư chi bộ, trưởng các thôn, buôn, khu phố của 9 huyện, thị xã, thành phố; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề chuyên đề "Khởi sự doanh nghiệp" để đưa vào nội dung chương trình dạy nghề. Cùng với đó, tổ chức được 12 phiên giao dịch việc làm cấp tỉnh và cụm liên huyện và đến 20 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới phổ biến trực tiếp chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm khuyến khích người lao động có điều kiện đăng ký tham gia học nghề, phục vụ cho công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.
 
Cùng với công tác tuyên truyền, Sở Lao động – TBXH đã phối hợp với 9/9 phòng Lao động – TBXH các huyện, thị xã, thành phố tổ chức điều tra 112 xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh về nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Qua kết quả điều tra, Sở Lao động – TBXH cũng đã phối hợp với các UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng 1 số mô hình đào tạo nghề tại các xã như nghề trồng lúa nước chất lượng cao và nghề kỹ thuật xây dựng ở xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa; nghề sản xuất chậu cây cảnh được tổ chức đào tạo gắn với cơ sở sản xuất chậu cây cảnh Bon Sai Minh Hiên, Nguyên Văn Sáu và Hoa Xuân tại xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân; nghề sản xuất hàng mỹ nghệ tại thành phố Tuy Hòa; nghề kỹ thuật trồng cây cao su tại huyện sông Hinh.
Các mô hình đào tạo nghề thí điểm nêu trên đã thu hút được 175 học viên tham gia với thời gian đào tạo là 3 tháng. Kết quả triển khai các mô hình này cho thấy đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động các địa phương và khả năng nhân rộng mô hình là hoàn toàn khả thi.
 
Việc phát triển, quy hoạch mạng lưới dạy nghề phục vụ Đề án 1956 của tỉnh cũng được ngành Lao động – TBXH phối hợp với các ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tích cực. Hầu hết phòng Lao động – TBXH các huyện, thị xã, thành phố đều được bổ sung cán bộ chuyên trách về dạy nghề. Đội ngũ giáo viên, giảng viên tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh đều là những người trẻ tuổi, nhiệt huyết. Các chương trình đưa vào giảng dạy phong phú, đa dạng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học nghề. 
 
Cùng với đó ban hành kèm theo mức chi đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng đối với các cơ sở dạy nghề và mức hỗ trợ kèm nghề, truyền nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để giúp phục vụ hiệu quả hơn trong công tác đào tạo. Với những giải pháp trên, trong 3 năm 2010-2012, Phú Yên đã tổ chức được 319 lớp dạy nghề (nông nghiệp 120 lớp, công nghiệp - dịch vụ 199 lớp) với tổng số học viên là 7.975 người, cụ thể dạy nghề nông nghiệp là 3.046 người và phi nông nghiệp 4.929 người. Trong số đó, thực hiện hỗ trợ cho 4.489 lao động nông thôn thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dant ộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác; 356 lao động thuộc diện có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo và hơn 3.100 lao động nông thôn khác. Kết thúc học nghề, số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng là 2.530 người; số được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là 387; số tự tạo được việc làm theo nghề đào tạo là 3.297; số hộ nghèo tham gia học nghề thoát nghèo 150 hộ.
 
Năm 2013, Phú Yên phấn đấu đạt chỉ tiêu dạy nghề cho 7.000 lao động nông thôn, trong đó dạy nghề phi nông nghiệp là 4.000 người và nông nghiệp 2.800 người, lao động sau khi học nghề có việc làm đạt từ 85% trở lên. Để thực hiện các chỉ tiêu này, Phú Yên đề ra các giải pháp:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chính sách của đề án, nâng cao nhận thức đối với mọi tầng lớp lao động, nhất là thanh niên và đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
- Tổ chức khảo sát, tư vấn nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, giúp người lao động có được việc làm ngay, từ đó thu hút thêm nhiều lao động khác tham gia.
- Khuyến khích phát triển dạy nghề mang tính truyền nghề, kèm cặp tại các làng nghề có sẵn. Đồng thời tập trung chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chủ động liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm dạy ngề và đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu của dạy nghề.
- Tiếp tục rà soát các chính sách về đào tạo nghề nhằm có cơ sở kiến nghị với trung ương kịp thời sửa đổi bổ sung như tăng mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi khi tham gia học nghề./.
Theo: Bộ LĐTBXH

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

Lịch công tác Lịch công tác

Giá cả sp nông nghiệp Giá cả sp nông nghiệp

Đào tạo nghề Đào tạo nghề

Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV... 25/11/2019 15:00
Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV nhân rộng mô hình giảm...

TIN ĐỌC NHIỀU TIN ĐỌC NHIỀU

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 9
Tất cả: 2256464