Danh mục ngành nghề đào tạo Danh mục ngành nghề đào tạo

Khai giảng lớp đào tạo nghề nuôi ong trên địa bàn huyện Châu Đức

Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ và chính quyền các địa phương cộng với sự hỗ trợ tích cực của ngành lao động- thương binh và xã hội, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh sẽ đạt kết quả cao nhằm góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập đồng thời cũng giúp các địa phương sớm hoàn thành tiêu chí về cơ cấu lao động....

ại Hội nghị sơ kết đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (LĐNT) diễn ra sáng 7/5 do Bộ NN&PTNT tổ chức, đại diện nhiều địa phương đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm về những tồn tại trong thực hiện Đề án về đào tạo nghề cho LĐNT. Đa số các ý kiến đều cho rằng, đào tạo nghề cho LĐNT vẫn chủ yếu mang tính hình thức, nặng phong trào trong khi thực tế, tỷ lệ nông dân sống được với nghề rất ít…
 
Đại diện tỉnh Lai Châu, ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẳng thắn cho biết, ở địa phương này đã có khoảng 30% nông dân trên địa bàn được đào tạo nghề, nhưng tỷ lệ nông dân sống được với nghề mình học rất ít, gần như vẫn quay lại nghề cũ với lối sản xuất cũ. Theo ông Quảng, đào tạo nghề cho LĐNT còn mang nặng hình thức, phong trào mà không có quy hoạch gắn với sản xuất của từng địa phương cụ thể. Đào tạo chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và doanh nghiệp sử dụng lao động.
 
Ông Quảng nêu dẫn chứng, tỉnh Lai Châu có đến 90% nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp, với một số sản phẩm chủ lực như cao su, chè, lúa chất lượng cao, nhưng đào tạo nghề cho nông dân lại tập trung vào những thứ viển vông như điện tử, điện lạnh, dạy nuôi công, chim trĩ, cá tầm… không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. "Năm 2013, khoảng 200ha cao su trên địa bàn tỉnh do các tiểu nông trồng đến kỳ thu hoạch, nhưng nông dân không biết cạo mủ, xử lý ra sao. Từ UBND tỉnh đến ngành Nông nghiệp địa phương đều lúng túng, nông dân phải sang Trung Quốc tìm chuyên gia về hướng dẫn", ông Lê Trọng Quảng khẳng định.
 
Theo ông Quảng, việc đào tạo nghề cho LĐNT còn bị chồng chéo, nhiều ngành, tổ chức cùng tham gia, như ngành NN&PTNT, LĐ-TB&XH, Hội Nông dân, rồi các tổ chức phi Chính phủ, Hiệp hội nghề nghiệp… Có một thực tế là hiện nay, ngành NN&PTNT đều ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, sau đó, các cơ sở này sẽ tự đi tuyển sinh, vận động nông dân đi học. Cũng bởi sự "khoán trắng" này đã xảy ra tình trạng tranh giành hợp đồng. Trong khi đó, nông dân đi học cũng không xuất phát từ nhu cầu mà tranh thủ lúc nông nhàn, được hỗ trợ thì cũng đăng ký đi học… cho vui. "Chúng ta không thể đánh giá kết quả dựa trên những số liệu báo cáo về lượng người đã được cấp chứng chỉ đào tạo nghề. Ngay cả sinh viên được đào tạo chính quy, bài bản đến 4 - 5 năm, có bằng tốt nghiệp trong tay, mà tỷ lệ làm được việc cũng không lớn, thì nói gì đến một khóa đào tạo ngắn hạn chỉ dăm bảy tháng. Tiền bỏ ra nhiều, mà hiệu quả chưa như mong muốn", ông Lê Trọng Quảng thẳng thắn.
 
Do đó, nhiều địa phương cho rằng, cần thay đổi phương pháp đào tạo. Với lĩnh vực NN&PTNT phải yêu cầu từng địa phương đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, đào tạo phải theo kế hoạch, mỗi địa phương gắn với 1-3 cây trồng, con vật nuôi chủ lực. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nêu ý kiến, nên đào tạo nghề cho LĐNT gắn với  quy hoạch nông nghiệp từng xã, sản phẩm chủ lực của địa phương, còn nếu đáp ứng theo nhu cầu muôn hình vạn trạng của nông dân, thì chẳng khác nào xây dựng một nền nông nghiệp hàng xén, tủn mủn. Đặc biệt, phải gắn trách nhiệm đến các cấp mới giải quyết được vấn đề. Còn như hiện nay, hiệu quả chưa cao, nhưng cũng không biết trách nhiệm thuộc về ngành, đơn vị nào.

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

Lịch công tác Lịch công tác

Giá cả sp nông nghiệp Giá cả sp nông nghiệp

Đào tạo nghề Đào tạo nghề

Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV... 25/11/2019 15:00
Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV nhân rộng mô hình giảm...

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 6
Tất cả: 2253201