Hoạt động của TT. Hỗ trợ nông dân
Tổng kết hoạt động năm 2016 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Trung tâm dạy nghề & Hỗ trợ nông dân
A. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2016:
I. Công tác tổ chức chỉ đạo và thực hiện quy chế dân chủ:
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo:
- Trung tâm đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, trong đó chú trọng công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thực hiện các chương trình phối hợp: Phối hợp Sở Nông nghiệp - PTNT, Sở Lao động -TB&XH tỉnh thực hiện tuyên tuyền, tuyển sinh dạy nghề cho LĐNT, thực hiện các mô hình trình diễn điểm gắn với dạy nghề; chương trình tập huấn và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững cho hội viên nông dân, phối hợp Ban Dân tộc tỉnh thực hiện tập huấn chuyển giao KHKT và thực hiên mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho đồng bào dân tộc và thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân khác. ….
- Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí các lớp dạy nghề, các chương trình đề án kịp thời và đúng theo quy định.
- Năm 2016, Trung tâm vẫn duy trì sử dụng nhân sự là 10/12 CB,VC và thực hiện quản lý và sử dụng viên chức tuân thủ theo Luật Viên chức.
- Quản lý, duy trì hoạt động trang thông tin điện tử: Thực hiện Công văn số 2713/UBND-VP ngày 23/4/2015 của UBND tỉnh BR-VT, v/v Xây dựng trang thông tin điện tử của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh BR-VT. Trung tâm đã xây dựng ban hành Quy chế quản lý và sử dụng trang thông tin điện tử của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh; thành lập Ban biên tập Trang thông tin điện tử và triển khai kế hoạch cung cấp tin, bài cho trang thông tin điện tử (Website) năm 2016.
2. Thực hiện quy chế dân chủ:
Việc thực hiện quy chế dân chủ tại Trung tâm thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau: Các cuộc họp định kỳ được duy trì và đảm bảo cả về nội dung và chất lượng, phù hợp với nhu cầu công việc, như: họp giao ban tháng, quý, năm, chấm điểm CBCCVC, hoạt động công khai, dân chủ, đúng quy chế.
- Thực hiện tốt chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; hàng quý, 6 tháng, năm đều công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, viên chức; công khai những quy định về sử dụng tài sản, nâng bậc lương, khen thưởng và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ viên chức cơ quan.
II. Công tác dạy nghề:
1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề.
1.1. Phát triển chương trình dạy nghề, giáo trình, học liệu học nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy:
Năm 2016, đã xây dựng 10 chương trình, giáo trình đào tạo nghề dưới 3 tháng với các nghề: trồng rau an toàn; nuôi và phòng trị bệnh cho heo, gà; trồng lúa năng suất cao; trồng hồ tiêu; tạo dáng và chăm sóc cây cảnh; sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi; trồng hoa lan; trồng mãng cầu ta (na); trồng dưa hấu; đã được Sở Nông nghiệp thẩm định và phê duyệt cho phép tổ chức đào tạo nghề năm 2016 trên địa bàn tỉnh.
1.2. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề
Trung tâm luôn quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề. Cử cán bộ quản lý dạy nghề tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề, .....
Đa số giáo viên dạy nghề đã biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, soạn và giảng bài giảng tích hợp gắn kết giữa dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng cầm tay chỉ việc, dạy nghề gắn với mô hình, phát huy tính chủ động và tích cực của người học nghề.
Đồng thời lựa chọn giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng tham gia công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2. Kết quả hoạt động dạy nghề:
2.1. Công tác tuyên truyền học nghề cho LĐNT:
Năm 2016, Trung tâm đã phối hợp với các Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế các huyện, TP tổ chức 15 lớp tư vấn học nghề cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Nội dung tư vấn về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với nông dân trong vấn đề học nghề, tạo việc làm. Qua đó, đã góp phần khẳng định hiệu quả, thiết thực cũng như vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm và hành vi của LĐNT nói chung và nông dân nói riêng về học nghề, tạo việc làm trong tình hình mới. Đồng thời, tổ chức khảo sát tư vấn về nhu cầu học nghề của người lao động của từng vùng, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Triển khai đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với thực tế sản xuất của người nông dân. Bên cạnh đó, cán bộ Trung tâm cũng đã tư vấn trực tiếp cho người lao động về thời gian học phù hợp với công việc đồng áng của người nông dân để mở lớp đào tạo.
2.2. Kết quả đào tạo nghề:
Thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT năm 2016, theo quyết định số 333/QĐ-UBND, ngày 19/2/2016 của UBND tỉnh BR-VT, Trung tâm đã và đang mở 15 lớp đào tạo nghề nông nghiệp ngắn hạn cho LĐNT cho 420 học viên theo học bao gồm các đối tượng là LĐNT và lao động đặc thù như: đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo và lao động nông thôn có nhu cầu học nghề, bao gồm:
- 06 lớp đã tổ chức thi cuối khóa, 03 lớp đã học xong, chuẩn bị tổ chức thi cuối khóa, 05 lớp đang trong thời gian đào tạo, 01 lớp chuẩn bị khai giảng.
Trong quá trình đào tạo, đã có nhiều học viên áp dụng kiến thức KHKT vào thực tế sản xuất làm ăn có hiệu quả, nhiều hộ mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi trồng trọt, … nâng cao cuộc sống, ổn định thu nhập góp phần trong công tác giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự tại địa phương.
Đặc biệt, Trung tâm chú trọng đào tạo nghề gắn với mô hình theo hướng cầm tay chỉ việc; các dự án được Ban điều hành quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư; nhằm mục đích vừa trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật gắn với nguồn vốn vay để các học viên có đủ điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu bằng chính nghề được đào tạo, như: phối hợp Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh: tiến hành chiêu sinh, mở 3 lớp dạy nghề theo hướng cầm tay chỉ việc, gồm các nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho heo tại xã Châu Pha với 29 HV, Trồng lúa năng suất cao tại xã Láng Dài với 30 HV, Nuôi và phòng trị bệnh cho gà tại xã Suối Rao với 31, Vỗ béo bò thịt (dự kiến tại xã Hòa Bình). Đồng thời, Trung tâm phối hợp Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Hội Nông dân huyện và chính quyền địa phương tiến hành họp dân bình xét các học viên trong lớp có đủ điều kiện tham gia mô hình và tiến hành khảo sát, thẩm định trực tiếp về điều kiện kiện cơ sở vật chất tại các hộ tham gia thực hiện mô hình, bao gồm các mô hình sau: MH chăn nuôi heo thịt siêu nạc: quy mô 30 con/10 hộ; MH nhân giống lúa: quy mô 7,5ha/15 hộ; MH chăn nuôi gà thả vườn: quy mô 2.000con/10 hộ; MH vỗ béo bò thịt: dự kiến quy mô 45 con/15 hộ.
Đánh giá kết quả tiến độ thực hiện:
Bước đầu, Trung tâm phối hợp Phòng Nông nghiệp & PTNT, Hội Nông dân cấp huyện, xã đã xác định nhu cầu thực tế của người nông dân đang tham gia sản xuất. Từ đó xây dựng nội dung chương trình đào tạo cụ thể, thiết thực với nhu cầu của người dân, chương trình đào tạo linh hoạt, khoa học; nhận thức của người dân về học nghề nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, phương pháp đào tạo gắn với mô hình được áp dụng trong suốt quá trình học, thời gian học chủ yếu cho phần thực hành nhất là việc rèn luyện kỹ năng nghề. Tuy đang tiến hành đào tạo xong phần lớn các học viên tham gia học nghề đã được tiếp cận với kỹ thuật mới đã được giáo viên truyền đạt để áp dung thực hiện các mô hình ngay trên mảnh đất, chuồng trại của gia đình mình. Đồng thời đào tạo gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và giải quyết việc làm, chú trọng đầu ra làm tăng thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới. Đến nay các mô hình chăn nuôi, trồng trọt đang phát triển tốt, các giáo viên giảng dạy, các cán bộ kỹ thuật và nông dân tham quan mô hình đã đánh giá cao phương pháp đào tạo nghề gắn với mô hình điểm nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, giải quyết việc làm và trang bị cho nông dân nắm bắt KHKT trực tiếp áp dụng vào sản xuất, thực hiện các mô hình làm ăn có hiệu quả và là điểm trình diễn trao đổi kinh nghiệm nhằm nhân rộng mô hình sau này.
II. Công tác hỗ trợ nông dân:
1. Chương trình phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh:
a. Chương trình tập huấn:
Từ ngày 18/8/2016 đến ngày 20/9/2016, Trung tâm phối hợp cùng Hội Nông dân các huyện trên địa bàn tỉnh tổ chức 15 lớp tập huấn chuyển giao KHKT chăn nuôi, trồng trọt cho 1.411 lượt đồng bào dân tộc thiểu số tham gia ở 15 xã tại 4 huyện: Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc, Đất Đỏ theo nội dung chương trình tập huấn đã được Ban Dân tộc tỉnh BR-VT thống nhất và phê duyệt; thời gian tập huấn 02 ngày/lớp, nội dung tập huấn các chuyên đề theo nhu cầu thực tế sản xuất của đồng bào dân tộc.
b. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật:
Kết thúc lớp tập huấn Trung tâm phối hợp cán bộ Ban Dân tộc tỉnh; Hội Nông dân huyện, Đảng ủy, UBND, Hội Nông dân xã tiến hành họp dân bình xét hộ đồng bào dân tộc có đủ điều kiện tham gia mô hình và tiến hành khảo sát, thẩm định trực tiếp các hộ tham gia thực hiện mô hình. Kết quả thẩm định chọn hộ đồng bào dân tộc tham gia mô hình chăn nuôi, trồng trọt năm 2016: MH Trồng bắp cao sản tại xã Suối Rao; MH chăn nuôi gà thả vườn tại xã Xuyên Mộc, xã Hắc Dịch; MH chăn nuôi heo thịt siêu nạc tại xã Hòa Hội; MH Kỹ thuật trồng cải xanh và cải ăn lá các loại an toàn tại xã Châu Pha; MH Kỹ thuật vỗ béo bò thịt tại xã Sơn Bình, xã Long Tân.
c. Hiệu quả của chương trình:
- Qua các lớp tập huấn, các học viên đã được trang bị kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; các học viên đã được các giảng viên đã chỉ ra những hạn chế và chia sẻ những kinh nghiệm với các hộ ĐBDT trong quá trình sản xuất vì vậy học viên ở các lớp tập huấn thấy được hiệu quả thiết thực và lợi ích mang lại cho học viên trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện mô hình làm ăn có hiệu quả. Qua các lớp tập huấn cho thấy người dân vùng ĐBDT thiểu số từng bước thay đổi tập quán sản xuất, nhận thức chủ động tổ chức sản xuất không trông chờ, ỷ lại bằng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mà quan tâm nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt áp dụng vào sản xuất nông nghiệp tại gia đình ngày càng có hiệu quả, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao đời sống trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Các mô hình mới bước đầu triển khai nhưng các hộ ĐBDT thiểu số tham gia MH thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và họ rất phấn khởi, nhiệt tình tham gia nên đến nay các mô hình chăn nuôi, trồng trọt đang phát triển tốt. Thông qua mô hình giúp cho các hộ ĐBDT tham gia sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống.
- Thông qua chương trình phối hợp đã kịp thời phổ biến chuyển giao KHKT, hỗ trợ cây con giống mới, thực hiện các MH trình diễn chăn nuôi trồng trọt phù hợp định hướng phát triển KT-XH của từng địa phương, nhiều hộ đồng bào trên địa bàn tỉnh đều tích cực hưởng ứng và đưa vào áp dụng thực tế sản xuất, các MH làm ăn có hiệu quả được tiếp tục triển khai tại nhiều địa phương mang lại hiệu quả về môi trường, kinh tế và xã hội dần được khẳng định rõ nét, góp phần nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho ĐBDT.
2. Chương trình Hỗ trợ nông dân bằng nguồn vốn ủy thác quỹ HTND:
- Tiếp tục thu phí các hộ vay vốn lắp đặt máy nước nóng trên địa bàn tỉnh. Dự kiến sẽ thanh lý hợp đồng với Trung tâm phát triển năng lượng xanh trong tháng 12/2016.
- Phối hợp với BĐH quỹ HTND tỉnh giải ngân nguồn vốn vay để thực hiện DA đầu tư trồng các loại hoa tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, thời gian 2 năm, từ 08/1/2016 - 08/1/2018. Thường xuyên kiểm tra dự án và thu, nộp phí dự án đúng thời gian quy định.
3. Chương trình tập huấn và thực hiện mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững năm 2016:
Thực hiện công văn số 891-CV/HNDT ngày 28/4/2016 của BTV Hội Nông dân tỉnh. Theo đó BTV Hội Nông dân tỉnh giao cho Tổ thực hiện mô hình Trung tâm Dạy nghề và HTND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Tân Thành, Xuyên Mộc, TP. Bà Rịa; Hội Nông dân cơ sở triển khai chương trình tập huấn và thực hiện mô hình "nuôi gà ta thả vườn"; chăn nuôi nhím sinh sản; thâm canh cây đậu xanh. Từ ngày 29/5 - 20/6/2016, Trung tâm phối hợp tổ chức 05 lớp tập huấn cho 150 HV tham gia; thời gian tập huấn 01 ngày/lớp. Chế độ tiền ăn của học viên là 50.000 đ/ngày.
Kết thúc lớp tập huấn Trung tâm phối hợp Hội Nông dân huyện, Đảng ủy, UBND, Hội Nông dân phường, xã tiến hành họp dân bình xét hộ có đủ điều kiện tham gia mô hình và tiến hành khảo sát, thẩm định trực tiếp các hộ tham gia thực hiện mô hình. Theo kế hoạch từ ngày 3-25/11/2016, Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình sang các hộ khác trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả thực hiện các mô hình giảm nghèo năm, 2016 như sau:
- Đối với mô hình chăn nuôi gà thả vườn tại xã Tóc Tiên, Phước Hội, Tam Phước: được triển khai thực hiện từ ngày 9/6/2016 với tổng số 4.500 con gà, có 30 hộ gia đình tham gia (10 hộ/xã). Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 150 con gà giống 01 ngày tuổi, trong quá trình chăn nuôi, các hộ được hỗ trợ 30% thức ăn, thuốc thú y, 900.000 đ làm chuồng trại và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn gà. Trong quá trình nuôi, các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng, tiêm phòng vắc-xin, định kỳ khử trùng tiêu độc, quy trình xử lý chất thải bằng men vi sinh Balasa. Sau hơn 3 tháng triển khai mô hình cho thấy: Gà thả vườn của Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam cung cấp phù hợp với khả năng, điều kiện chăn nuôi của người dân địa phương, gà tăng trọng nhanh, tỷ lệ nuôi sống đạt 95%, sau hơn 90 ngày nuôi gà có trọng lượng bình quân đạt trên 1,6 - 1,8 kg/con. Với giá gà thịt hiện tại trên thị trường là 70.000 - 80.000 đồng/kg thì sau 90 ngày nuôi 150 con gà giống sẽ cho lãi từ khoảng 5 - 6 triệu đồng.
- Đối với MH chăn nuôi Nhím sinh sản tại phường Kim Dinh: được triển khai thực hiện từ tháng 7/2016 với tổng số 20 con nhím, có 10 hộ gia đình tham gia. Mỗi hộ tham gia MH được hỗ trợ 2 con giống, thức ăn; 900.000 đ làm chuồng trại và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho nhím. Trong quá trình nuôi, các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật như: thiết kế chuồng, định kỳ khử trùng tiêu độc, quy trình xử lý môi trường xung quanh. Thời gian mỗi chu kỳ sinh sản của nhím tương đối dài (từ 4-6 tháng), đến nay đàn nhím đang phát triển tốt, 5 hộ tham gia mô hình có nhím sinh sản; các hộ còn lại cán bộ kỹ thuật tiếp tục theo dõi quản lý, điều chỉnh khẩu phần thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng để đàn nhím sinh sản tốt. Sau khi tổng kết đánh giá kết quả MH là tiền đề để Hội Nông dân phường vận động xây dựng Tổ liên kết sản xuất-tiêu thụ nhím tại phường hoặc gia nhập HTX Hợp Thành, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo tại phường.
- Đối với mô hình thâm canh cây đậu xanh tại xã Hòa Hiệp: được triển khai thực hiện từ tháng 7/2016 với quy mô 3 ha, có 15 hộ gia đình tham gia. Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống và 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;… và được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu xanh. Trong quá trình thực hiện, các hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên diện tích trồng đậu của mô hình phát triển tốt. Dự kiến thu hoạch vào cuối tháng 11 năm 2016.
5. Một số công tác hỗ trợ sản xuất khác:
- Năm 2016, Trung tâm tiếp tục phối hợp Nhà máy phân bón Phú Nông cung cấp 1.040 kg phân bón hữu cơ khoáng thực hiện 6 điểm trình diễn trên các loại cây trồng như mảng cầu, hồ tiêu, thanh long tại xã Long Tân, Hòa Bình, Bông Trang, Sông Xoài, Phước Tân và cung cấp được 14 tấn phân trả chậm cho nông dân có nhu cầu.
- Phối hợp công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát triển khai chương trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm đậu đũa giống cho nông dân: đã tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ thuật trồng đậu đũa lấy giống cho 20 HV tham gia tại xã Suối Rao và có 5 hộ đăng ký tham gia trồng và bao tiêu đậu đũa với diện tích là 2,6ha (2 hộ tại Đá Bạc và 3 hộ tại Suối Rao).
- Thực hiện sự chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh BR-VT, triển khai văn bản số 1522-CV/HNDTW, ngày 25/4/2016 của Trung ương Hội NDVN, v/v Phối hợp chỉ đạo tuyên truyền ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Từ ngày 24/8 - 28/9/2016, Trung tâm và công ty Enzyma phối hợp tổ chức triển khai thực hiện mô hình thử nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH trong chăn nuôi heo tại xã Bình Ba, Suối Ra, chăn nuôi gà xã Đá Bạc; trồng hồ tiêu tại thị trấn Ngãi Giao; Hòa Hưng, Xuyên Mộc; mô hình trồng rau an toàn xã Tân Hải; mô hình trồng lúa tại xã Phước Hội; có 14 hộ tham gia. Tại các mô hình hộ nông dân được đại diện công ty Enzyma giới thiệu về sản phẩm sinh học BiOWiSH, cơ chế tác dụng, cách sử dụng và hiệu quả sử dụng chế phẩm BiOWiSH trong trồng trọt và chăn nuôi; cung cấp 12,6 kg chế phẩm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, hướng dẫn trực tiếp với từng hộ nông dân về quy trình thực hiện mô hình, cách bố trí thí nghiệm, cách ghi chép theo dõi, so sánh, đánh giá kết quả của mô hình.
- Thực hiện Thông báo số 05/TB-SKHCN, ngày 22/02/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, v/v đề xuất, đặt hàng đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm của tỉnh năm 2017. Trung tâm đã đăng ký đề tài Giải pháp quản lý bệnh chết nhanh do Phytophthora sp. gây ra trên hồ tiêu theo hướng canh tác bền vững tại tỉnh BR-VT.
Đồng thời, Trung tâm cũng tham gia các hoạt động phong trào do Hội Nông dân tỉnh, Công Đoàn viên chức tỉnh tổ chức.
Như vậy: Năm 2016, được sự quan tâm của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành trong tỉnh và đặc biệt là sự chỉ đạo tích cực của BTV. Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm đã và đang thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy nghề và hỗ trợ nông dân thuộc các chương trình phối hợp được giao: Chương trình phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thực hiện tập huấn chuyển giao KHKT, thực hiện mô hình cho đồng bào dân tộc; chương trình phối hợp Sở Nông nghiệp tỉnh thực hiện đào tạo nghề gắn với mô hình điểm nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, giải quyết việc làm và trang bị cho nông dân, nhất là ưu tiên cho nông dân yếu thế như các hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo, gia đình có công với Cách mạng,... nắm bắt KHKT áp dụng vào sản xuất, hỗ trợ về vốn để nông dân thực hiện các mô hình điểm làm ăn có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống và nhân rộng các mô hình điểm sang các hộ nông dân khác và góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội chung của tỉnh và các hoạt động của Hội, phong trào nông dân đăc biệt là phong trào Nông dân SX-KD giỏi giúp nhau vượt khó, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Tuy bước đầu mới triển khai các chương trình phối hợp xong Trung tâm đã từng bước góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu Đề án 01 của Hội Nông dân tỉnh đã đề ra trong năm 2016.
B. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2017:
1. Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho nông dân
- Năm 2017, Trung tâm tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ đồng thời phát huy những vấn đề đã làm được, khắc phục những hạn chế, tồn tại. Dự kiến năm 2017 đào tạo 09 lớp dạy nghề cho 300 HV tham gia đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất của bà con nông dân góp phần đáp ứng yêu cầu về nguồn lao động trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức đào tạo nghề gắn liền với nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân, đào tạo nghề cầm tay chỉ việc gắn với mô hình vừa trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật gắn với nguồn vốn vay, kinh phí đầu tư mô hình để các học viên có đủ điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu bằng chính nghề được đào tạo.
2. Tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề:
Tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn tuyên truyền về học nghề, việc làm cho LĐNT theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của Hội Nông dân tỉnh và Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, phối hợp xây dựng các ấn phẩm chuyên đề về dạy nghề, việc làm cho nông dân và phát hành đến các chi Hội Nông dân cơ sở.
3. Xây dựng Chương trình, giáo trình dạy nghề:
Tiếp tục khảo sát thực tế nhu cầu học nghề của nông dân từ đó biên soạn, chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện chương trình, tài liệu phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông dân sát với thực tế và phù hợp với từng đối tượng nông dân.
4. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề:
Tiếp tục cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đào tạo nghề do Sở LĐ-TBXH, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh tổ chức như nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học, nghiệp vụ quản lý dạy nghề và tư vấn việc làm cho lao động nông thôn.
II. Công tác Hỗ trợ nông dân:
- Tổ chức quản lý, theo dõi và báo cáo đánh giá, nghiệm thu mô hình đầu tư cho đồng bào dân tộc và mô hình trình diễn điểm gắn với lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016.
- Tiếp tục phối hợp Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện tập huấn chuyển giao KHKT mới và xây dựng các mô hình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc phát triển sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh năm 2017.
- Tiếp tục chương phối hợp sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh thực hiện các mô hình chăn nuôi, trồng trọt gắn với đào tạo nghè theo hướng cầm tay chỉ việc năm 2017.
- Xác định cây con giống có giá trị kinh tế cao, có sức cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường, từ đó phân công cán bộ phụ trách từng lĩnh vực nghiên cứu tài liệu, khảo sát tổng thể để xây dựng các mô hình dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân và áp dụng các giống, quy trình sản xuất mới có năng suất chất lượng cao. Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm quy trình sản xuất nông sản theo quy trình Vietgap.
- Tiếp tục phối hợp Nhà máy phân bón Phú Nông tổ chức hội thảo và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón và cung cấp phân bón đến với bà con nông dân có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng báo cáo tổng kết 05 mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao - chế phẩm sinh học BiOWiSH trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường có 14 hộ tham gia: MH chăn nuôi heo, chăn nuôi gà, trồng hồ tiêu, trồng lúa, trồng rau an toàn. Tham mưu tỉnh Hội phối hợp Văn Phòng Trung ương Hội Nông dân Việt nam, Tập đoàn BiOWiSH tổ chức hội thảo, nhân rộng, cung cấp chế phẩm sinh học cho các hộ nông dân có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục phối hợp công ty TNHH Hạt giống tân Lộc Phát triển khai chương trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm đậu đũa giống cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
- Ngoài ra tham gia các mặt công tác khác do Hội Nông dân tỉnh phân công.
III. Tổ chức thực hiện:
- Triển khai kế hoạch dạy nghề và hỗ trợ nông dân 2017.
- Khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, tổng hợp danh sách đăng ký học nghề, tổng hợp mở lớp, hợp đồng giáo viên giảng dạy, xây dựng dự toán chi tiết cho từng nghề đào tạo.
- Công tác giáo vụ và quản lí chứng chỉ nghề thực hiện đúng hướng dẫn Sở LĐ-TB&XH tỉnh, sử dụng hệ thống sổ sách theo quản lý dạy nghề Quyết định số 62/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2008 Bộ LĐ-TB& XH ban hành. Tổ chức cán bộ giáo viên hàng năm mở chuyên đề để nghiên cứu thực hiện theo quy định, ghi chép, cập nhật thường xuyên, đảm bảo sự thống nhất và lưu trữ hồ sơ có hệ thống. Công tác quản lí và cấp chứng chỉ nghề đảm bảo đúng quy định, ghi chép trong các hồ sơ luôn chính xác khoa học và lưu trữ đầy đủ.
- Tham mưu phối hợp với các Ban ngành có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cho từng dự án, gắn với thẩm định chọn hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình trình diễn, thỏa thuận các bên liên quan thống nhất nội dung và thời gian thực hiện.
- Tăng cường công tác giám sát đánh giá tình hình thực hiện dạy nghề. Qua đó có sự điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những hạn chế phát sinh trong quá trình dạy nghề cho lao động nông thôn.
Trên đây là báo cáo tổng kết hoạt động dạy nghề và hỗ trợ nông dân năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu./.
CTV- Trần Thị Hiền (Trung tâm DN&HTND tỉnh)