Tập huấn chuyển giao KHKT Tập huấn chuyển giao KHKT

Vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm qua kênh công đoàn: Mức vay thấp, hiệu quả cao
Trong những năm qua, nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm qua kênh của Tổng LĐLĐVN đã góp phần không nhỏ trong việc tạo thêm việc làm, ổn định đời sống cho CNVCLĐ khó khăn. Đặc biệt là đối với CNLĐ ở các vùng sâu, vùng xa, làm việc ở các nông - lâm trường sẽ có thêm việc làm, góp phần ổn định kinh tế - xã hội địa phương. 
 
 
 
Tạo việc làm, tăng thu nhập
 
Gia đình anh Chu Quang Thất - CN đội 2, Xí nghiệp dứa Suối Hai (Ba Vì, HN), một hộ gia đình được vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm (dưới đây gọi tắt là Quỹ) - gồm vợ chồng và 3 đứa con. Trước khi nhận khoán đất của xí nghiệp, cả nhà chỉ trông vào đồng lương ít ỏi của anh. Còn vợ anh thì làm nông nghiệp, thu nhập cũng chả đáng là bao. Đã có lúc, anh chị nghĩ phải bỏ quê đi tìm việc làm khác mới đủ sống. Nhưng với chủ trương giao khoán đất của xí nghiệp, anh chị đã từ bỏ ý định đó. Khác với lúc trước, trên diện tích 1ha đất được giao, vợ chồng anh đã phát triển kinh tế theo mô hình trang trại: Ngoài việc canh tác những cây trồng truyền thống của Cty như dứa, đu đủ... họ còn "xen canh, gối vụ" những cây khác như khoai môn, lạc cùng một số cây ăn quả và rau khác; tăng gia nuôi gà, lợn. Với số vốn được vay
 
từ Quỹ (20 triệu đồng/2 năm), anh Thất đã mua được gần 1.000 con gà giống lấy trứng, bổ sung vào đàn gà có sẵn khoảng 1.000 con. Nhờ nguồn vốn đó, thu nhập của gia đình anh đã được cải thiện đáng kể.
 
Theo ông Trịnh Danh Thái - Phó GĐ xí nghiệp - hiện đơn vị có 437 hộ nhận khoán như hộ anh Thất. Nhìn chung, mọi người đều thấy ổn với quyết định của mình. Chỉ có điều, tiền vốn vẫn là nhu cầu đầu tiên để phát triển sản xuất. Vì thế, ngoài nguồn vốn của Quỹ, xí nghiệp cũng có nguồn vốn riêng để hỗ trợ cho các hộ nhận khoán. "Sản xuất có hiệu quả thì CNLĐ mới gắn bó với xí nghiệp" - ông Thái khẳng định. Đánh giá về hiệu quả vốn vay, ông Nguyễn Văn Thảo - Chủ tịch CĐ ngành NNPTNT Hà Nội - cho rằng, điều đáng ghi nhận nhất của Quỹ là tạo công ăn việc làm tại chỗ cho NLĐ, góp phần ổn định kinh tế - xã hội địa phương.
 
Cần tăng thêm nguồn vốn
 
Theo cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định, thì mức vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình. Mức này ở thời điểm cách đây gần chục năm (khi ban hành quyết định, năm 2005) thì được coi là tạm ổn. Nhưng với sự trượt giá gần chục năm qua, nên mức vốn tối đa nói trên hiện không "thấm tháp gì" cho đầu tư sản xuất. Anh Chu Quang Thất cho biết, nuôi gà và lợn, nếu không bị dịch bệnh, suôn sẻ thì lãi nhiều hơn. Nhưng vì ít vốn nên mỗi tháng gia đình cũng chỉ thu về từ 4 - 5 triệu đồng từ tất cả các sản phẩm tăng gia. "Số tiền này, chỉ đủ để trang trải cuộc sống và lo học cho các con... Giá như có nhiều vốn hơn để đầu tư thì cuộc sống sẽ khá giả hơn nữa" - anh Thất bổ sung.
 
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội - Trưởng tiểu ban xét duyệt dự án Đặng Minh Thuần cho rằng, mức vay 20 triệu đồng/hộ hiện không còn phù hợp với thực tế, dẫn đến nhiều dự án kém hiệu quả. Ông đề nghị tăng mức vay lên 30 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, ông Thuần cho biết thêm, hiện số CNLĐ bị mất việc làm do DN giải thể, không có việc cũng tăng. Số vốn từ Quỹ cho CNLĐ vay chỉ đáp ứng được từ 30 - 35% nhu cầu để tạo việc làm mới cho NLĐ. Do vậy, LĐLĐ TP đề nghị cấp bổ sung nguồn vốn vay Quỹ năm 2014 từ nguồn địa phương qua kênh UBND TP.Hà Nội từ 10 - 15 tỉ đồng/năm.

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

Lịch công tác Lịch công tác

Giá cả sp nông nghiệp Giá cả sp nông nghiệp

Đào tạo nghề Đào tạo nghề

Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV... 25/11/2019 15:00
Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV nhân rộng mô hình giảm...

TIN ĐỌC NHIỀU TIN ĐỌC NHIỀU

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 319
Tất cả: 3144291