Chăn nuôi Chăn nuôi

Phương pháp quản lý thổ nhưỡng và phương pháp bón phân cho cây ăn trái
Từ ngày 17 đến 18/04/2009 tại xã Trung An, huyện Củ Chi, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (cơ sở phía Nam) phối hợp cùng các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh và GS. Lã Minh Hùng, Trường Đại học Gia Nghĩa, Đài Loan tiến hành khảo sát đánh giá kết quả các mô hình mẫu như mô hình trồng táo, trồng sầu riêng, trồng ổi không hạt, kết hợp bao trái phòng trừ ruồi đục trái, kỹ thuật đốn đau trẻ hoá bằng ghép giống mới vườn chôm chôm, ,....do những nông dân mẫu (nông dân được đào tạo ngắn hạn tại Đài Loan) thực hiện tại Tổ du lịch sinh thái xã Trung An, huyện Củ Chi.
 
Thực hiện theo nội dung kế hoạch năm 2009 của Dự án Phát triển nông thôn mới tại huyện Củ Chi (thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tập đoàn Chinfon – Đài Loan); từ ngày 17 đến 18/04/2009 tại xã Trung An, huyện Củ Chi, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (cơ sở phía Nam) phối hợp cùng các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh và GS. Lã Minh Hùng, Trường Đại học Gia Nghĩa, Đài Loan tiến hành khảo sát đánh giá kết quả các mô hình mẫu như mô hình trồng táo, trồng sầu riêng, trồng ổi không hạt, kết hợp bao trái phòng trừ ruồi đục trái, kỹ thuật đốn đau trẻ hoá bằng ghép giống mới vườn chôm chôm, ,....do những nông dân mẫu (nông dân được đào tạo ngắn hạn tại Đài Loan) thực hiện tại Tổ du lịch sinh thái xã Trung An, huyện Củ Chi.
 
Qua khảo sát tình hình sinh trưởng phát triển của các mô hình, GS Lã Minh Hùng đã tư vấn thêm cho chủ vườn kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ thực vật (BVTV); đồng thời GS hướng dẫn về phương pháp quản lý thổ nhưỡng vườn cây ăn trái (CAT) và phương pháp bón phân cho cây chôm chôm, cây ổi và cây táo cho hơn 40 nông dân trồng CAT của xã Trung An.
 
1. Phương pháp quản lý thổ nhưỡng vườn CAT với phương pháp làm sạch đất và che phủ mặt đất
 
- Làm sạch đất: làm sạch cỏ trong vườn cây để tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, nếu làm không đúng phương pháp sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí, đồng thời mặt đất dễ bị xói mòn.
 
          - Che phủ mặt đất: bằng cách trồng những loại cỏ hoặc cây họ đậu ít cạnh tranh với cây ăn trái, phương pháp này đem lại nhiều hiệu quả như ít tốn chi phí, mặt đất được bảo vệ tránh xói mòn; mặt khác, vườn cây ăn trái ở xã Trung An là khu du lịch sinh thái vuờn nên việc trồng nhiều chủng loại cây trồng với mục đích khác nhau, nhất là những loại cây che phủ họ đậu, bông có màu tím, sẽ có tác dụng thu hút những côn trùng thiên địch, tạo nên sự đa dạng sinh học về thực vật và côn trùng, nhằm mục đích cân bằng sinh thái có lợi cho cây trồng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm sử dụng thuốc BVTV.
 
    2. Phương pháp bón phân cho cây ăn trái
 
- Cơ sở để xác định công thức phân bón cho cây trồng là tuỳ vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, biểu hiện bên ngoài của cây trồng và đặc biệt là các chỉ số của đất trồng về vật lý, hoá học và sinh học như pH, đạm, lân, kali, vi sinh vật…
 
Theo GS. Lã Minh Hùng, đất trồng tại các vườn CAT ở Trung An có độ pH  rất thấp từ 3,5 -5, điều này ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng trái cây hàng năm; để cải tạo độ  pH, người làm vườn phải canh tác đúng phương pháp về phân bón và thời gian cải tạo đất phải trên 5 năm.
 
 3. Quản lý phân bón cho Chôm chôm (Rambutan)
 
- Bón trả lễ: từ tháng 6 đến tháng 7, sau khi thu hoạch xong tiến hành bón dưới tán với công thức mỗi gốc cây bón: 10 kg phân hữu cơ (HC) + 5 kg vôi + 1,5 kg NPK.
 
- Bón lá: sau khi tỉa cành tạo tán, dùng phân bón lá 
 
- Bón lót: khi mùa mưa kết thúc, trước thời kỳ ra nhụy, công thức cho mỗi gốc 10 kg HC + 1 kg NPK
 
- Bón thúc: thời kỳ trái lớn.
 
 4. Quản lý phân bón cho Ổi (Guava)
 
- Bón lót: vì ổi là cây cho trái thời gian dài, sản lượng cao, dinh dưỡng tiêu hao nhanh, bón từ 2 – 3 lần/năm theo công thức 10-20 tấn HC + vôi hoặc phân NPK/năm.
 
          - Bón thúc: sau khi ngắt đọt tỉa cành và trước khi ra hoa, kỳ trái còn nhỏ
 
 
5. Quản lý phân bón cho Táo (Jujube)
 
- Bón lót:  sau khi tỉa cành (đốn đau), công thức cho mỗi gốc 10-15 kg HC + 2-3 kg vôi + 0,5 kg NPK.
 
          - Bón thúc: vào thời kỳ cây tăng truởng dinh dưởng và kỳ trái lớn, công thức bón cho mỗi gốc 0,5 – 1kg phân NPK.
 
 Những kết quả ban đầu của các mô hình mẫu và dưới sự hướng dẫn tận tình của GS Lã Minh Hùng, Viện Cây ăn quả Miền Nam,... đang tạo niềm tin cho nông dân trong vùng từ bỏ dần thói quen sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống để mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây ăn trái./.
 
(Nguồn Chi cục Bảo vệ thực vật Tp.HCM)

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

Lịch công tác Lịch công tác

Giá cả sp nông nghiệp Giá cả sp nông nghiệp

Đào tạo nghề Đào tạo nghề

Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV... 25/11/2019 16:00
Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV nhân rộng mô hình giảm...

TIN ĐỌC NHIỀU TIN ĐỌC NHIỀU

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 9
Tất cả: 3355989