Khoa học kỹ thuật Khoa học kỹ thuật

BÁO CÁO HỌC TẬP NGHIÊN CỨU VỀ DẠY NGHỀ VÀ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI CHLB ĐỨC

 

BÁO CÁO HỘI NGHỊ

 VIỆC HỌC TẬP NGHIÊN CỨU VỀ  DẠY NGHỀ

VÀ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI CHLB ĐỨC

 

Thực hiện công văn số 1528-CV/HNDTW ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Trung Ương hội Nông dân Việt Nam về việc cử cán bộ tham gia đoàn của Trung ương Hội đi công tác tại Đức.

          Thực hiện công văn số 779-CV/TU ngày 31/05/2016 của Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu về việc cử cán bộ, nông dân tham gia công tác tại Đức.

          Công văn số 3919/UBND-VP  ngày 06/06/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu về việc cho phép đại biểu đi học tập, nghiên cứu về dạy nghề và quản lý trang trại tại Đức.

Theo sự chỉ đạo của Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa vũng Tàu.Ngày 22/6/2016 tại hội trường trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân Tỉnhtổ chức hội nghịGặp mặt Cán bộ Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Hội Nông dân tỉnh An Giang và báo cáo kết quả việc học tập, nghiên cứu về lĩnh vực dạy nghề và chăn nuôi gia cầm tại nước CHLB Đức.

Đến dự hội nghị có đồng chí Võ Minh Giang phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh và 25 đồng chí tham dự là cán bộ Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân các huyện thành phố, Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, đồng thời có đồng chí Châu Văn Ly, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang và 20 cán bộ đại diện các phòng ban, trung tâm chủ tịch phó chủ tịch 6 huyện và nông dân sản xuất giỏi tỉnh An Giang sau khi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa Vũng tàu, cũng về tham dự.

Sau khi Hội nghi trao đổi thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm việc học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng chí Nguyễn đạo Cứ , Ủy viên Thường vụ Hội nông dân tỉnh , Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân báo cáo kết quả tham gia cùng Đoàn Trung Ương Hội Nông Dân Việt Nam đi công tác tại Đức, như sau:

Hình Đ/c Nguyễn Đạo Cứ trình bày báo cáo kết quả chuyến công tác tại Đức

I.Thành phần tham dự của đoàn:

Đoàn gồm 14 đại biểu, trong đó: có 8 đại biểu là lãnh đạo và giáo viên của các Cơ sở đào tạo nghề trong nước: Trường trung cấp nghề Trung ương hội Nông dân Viêt Nam, Trung tâm dạy nghề tỉnh Quảng Trị, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bà Rịa- Vũng Tàu và 06 đại biểu là nông dân sản xuất kinh giỏi, chủ trang trại chăn nuôi gà của các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.Do đồng chí Nguyễn Thị Việt Hà, phó Trưởng ban Quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng Đoàn.

II.Chủ đề: Chăn nuôi gia cầm, lý thuyết và thực hành, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghề trong chăn nuôi gia cầm.

III.Địa điểm,thời gian:

-Nơi học tập, công tác ở nước ngoài: Trung tâm đào tạo, thí nghiệm và chuyển giao công nghệ về chăn nuôi gia cầm, gia súc nhỏ Kitzingen, nước Cộng Hòa Liên Bang Đức

- Thời gian lưu trú tại nước ngoài: Từ ngày 03 tháng 07 đến ngày 11 tháng 07 năm 2016( chưa bao gốm ngày đi và ngày về)

IV. Chương trình chuyến công tác ở Đức:

-Nội dung 1:Giới thiệu nền nông nghiệp của Đức và thị trường gia cầm, thị trường trứng

-Nội dung 2:Cơ cấu hoạt động của hệ thống đào tạo song hành tại Đức.Xây dựng chương trình đào tạo cho những người chăn nuôi gia cầm( Tham Quan thực tế trung tâm đào tạo Triesdorf khu phức hợp Triesdorf)

-Nội dung 3:Lý thuyết và thực hành ấp trứng và thẩm định chất lượng

-Nội dung 4: Thức ăn cho gia cầm lấy thịt và đẻ trứng, cách thức cho ăn

- Nội dung 5: Sức khỏe của vật nuôi và công tác vệ sinh.

-Nội dung 6: Chọn tạo giống với gà thịt, gà đẻ trứng và kỹ thuật về chuồng trại, thiết bị, máy móc.

Trong quá trình học tập nghiên cứu đoàn được tham quan thực tế các trang trại:

Tham quan thực tế tại Flachsladen, trang trại nuôi gia cầm Hofmann, một trang trại nuôi gà mái đẻ có kết hợp với tiêu thụ trực tiếp

Tham Quan  trang trại gia cầm Marquardt một trang trại nuôi gà tây lấy thịt

Đi tham quan thực tế công ty giết mổ phía nam nước Đức Truthahn, tham quan thành phố Munich.

Ngoài thời gian học tập đoàn cũng được các chuyên gia của trung tâm đào tạo thí  chuyển giao khoa học công nghệ chăn nuôi gia cầm và gia súc tại Kitzingen Hof hướng dẫn tham quan một số thành phố của nước Đức để đoàn tìm hiểu thêm về những nét văn hóa ở nước bạn.

Tham quan xung quanh thành phố Kitzingen, tham quan bảo tàng, lễ hội hóa trang; thành phố Wurburg; thành phố Murich và thành phố Rothenburg ob der Taubet.

 

V.Tự nhận xét đánh giá:

1.Lĩnh vực đào tạo nghề:

Hệ thống đào tạo nghề tại Đức là sự kết hợp giữa việc học trong môi trường thực tế sản xuất của công ty, trang trại và một cơ sở có năng lực chuyên môn về sư phạm và nghiệp vụ dạy nghề của các trường, các trung tâm đào tạo nghề .Công ty,trang trại tập trung vào việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng thực tế. Nhà trường, Trung tâm đào tạo nghề cung cấp khối kiến thức lý thuyết cơ bản. Do phát triển trên hai nền tảng kết hợp như vậy, nên hệ thống đào tạo nghề này còn được gọi là hệ thống đào tạo song hành.

Qua nghiên cứu đào tạo nghề song hành trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đức là một hình thức giáo dục nghề nghiệp tiên tiến dựa trên các yêu cầu điều kiện, quy chuẩn đối với các chủ thể tham gia quá trình ,đảm bảo thống nhất quản lý chương trình, giáo trình học lý thuyết của Nhà nước , trình độ, kỹ năng nghề, năng lực quản trị đối với chủ trang trại và trình độ văn hóa với người học nghề.

          Địa điểm :Hệ thống học nghề song hành ở Đức có 2 địa điểm học là trường dạy lý thuyết và trang trại dạy thực hành;

Thời gian học kéo dài 03 năm, kết hợp học lý thuyết và học thực hành. Học viên, học thực thực hành từ 4-5 ngày/tuần tại trang trại và từ 1 ngày/tuần hoặc là học tập trung trong 9 tuần/năm tại trường. Sau 3 năm học viên phải thi để có chứng nhận học nghề. Sau đó học viên trở về trang trại của gia đình hoặc làm việc cho các trang trại khác hoặc các doanh nghiệp nông nghiệp. Sau một năm làm việc thực tế, học viên có thể lựa chọn học tiếp thêm 02 năm tại các trường trung cấp nghề để đào tạo lý thuyết nâng cao và trở thành những nhà quản lý, lãnh đạo các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp. Sau đó, học viên có thể học tiếp 2 năm đào tạo thực hành nâng cao để trở thành những chuyên gia, những thợ cả, những người làm công tác lãnh đạo, quản lý. Giai đoạn này, học viên có thể học tiếp 6 học kỳ (khoảng 03 năm) theo tín chỉ để có bằng đại học, cử nhân hoặc trở thành giáo viên, tư vấn viên, kỹ sư làm công tác khoa học, lãnh đạo các công ty tập đoàn , doanh nghiệp.

 Theo luật của Cộng hòa Liên bang Đức, tất cả học sinh dưới 18 tuổi, nếu không học phổ thông trung học thì phải học nghề. Một học sinh muốn học nghề nông nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở lớp 9 hoặc lớp 10 tùy theo từng tiểu bang đều có thể tìm hiểu thông tin để xin học nghề nông. Để học nghề nông nghiệp, học sinh đó phải tìm một trang trại,có thể của gia đình hoặc trang trại khác hay doanh nghiệp nông nghiệp để đào tạo thực hành.

Học viên thực hành ở trang trại không phải của gia đình thì phải ký một hợp đồng đào tạo với chủ trang trại nơi thực hành nghề ,trường hợp học viên chưa đủ 18 tuổi, bố mẹ của học viên phải ký vào bản hợp đồng. Trong hợp đồng phải nêu rõ thời gian hợp đồng đào tạo.Thời gian hợp đồng đào tạo thường được ký là 3 năm.

Trang trại hay doanh nghiêp nông nghiệp nhận học viên thực hành còn phải được cơ quan chức năng cấp Giấy phép chứng nhận có đủ điều kiện tham gia vào việc dạy nghề.Chủ trang trại đã học nghề và được cấp bằng thợ cả hoặc tốt nghiệp trường kỹ thuật chuyên nghiệp về một lĩnh vực cụ thể của ngành nông nhiệp.

2. Lĩnh vực chăn nuôi nuôi gia cầm:

Ngành chăn nuôi gia cầm ở Đức được đầu tư theo hướng chuyên sâu , hiện đại , tổ chức chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp , có những trang trại chăn nuôi gắn với chế biến , được áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.Ở Đức đảm bảo chỉ có người có tay nghề được công nhận mới làm việc hoặc làm chủ trang trại chăn nuôi.

Quá trình chăn nuôi hạn chế dùng kháng sinh, nhà nước cũng kiểm soát rất chặt vì thế sản phẩm thịt và trứng gia cầm rất an toàn cho người sử dụng. Quy trình chăn nuôi an toàn dịch bênh, con giống đạt chất lượng tốt, thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, trại phải tư động hóa.

 

 

 

VI. Có khả năng vận dụng kết quả học tập tại địa phương, trong nước:

Nhằn nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở địa phương đồng thời có thể áp dụng được mô hình dạy nghề song hành, chăn nuôi gia cầm, quản lý trang trại của  nước Cộng hòa Liên bang Đức theo tôi nên nghiên cứu mấy nội dung sau:

1. Công tác đào nghề:

-Quản lý về điều kiện, quy chuẩn đối với các cơ sở dạy nghề phải có đủ điều kiện về giáo viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để dạy, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các chủ trang trại, hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp nông nghiệp để tiến hành đào tạo.

-Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề, năng lực quản trị cho các chủ trang trại, hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp nông nghiệ,khuyến khích các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tham gia dạy nghề, nhận bao tiêu sản phẩm và tuyển dụng lao động sau khi học nghề xong.

-Vận động nông dân liên kết thành lập tổ liên kết sản xuất, HTX nhằm nâng cao qui mô của các trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp và đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa vào sản xuất.Tạo điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao thu nhập cho các trang trại mới có điều kiện trả lương cho người học nghề trong thời gian thực hành, và sau học nghề có thể làm việc ngay tại các HTX, trang trại, doanh nghiệp mà mình thực hành

 

2 Chăn nuôi gia cầm, quản lý trang trại:

-Chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi truyền thống,quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hoá, tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sởquy hoạch các khu, vùng chăn nuôi tại từng địa phương để tăng nhanh sản phẩm hàng hoá vàdễ dàng kiểm soát dịch bệnh.

-Chọn lọc, nhân thuần các giống gia cầm nội, nhậpnội những dòng giống gà thuần chủng và ông bà chất lượng cao nuôi thích nghi, chọn lọc lai tạo được các dòng gà phù hợp với điều kiện khí hậu , ở địa phương cũng như trong nước tiến tới chủ động về con giống,tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh, ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, chuồng trại,quy trình nuôi dưỡng, các công nghệ tiên tiến trong khu vực vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

-Gắn sản xuất với giết mổ, chế biến, thị trường trên cơ sở hỗ trợ từng bước xây dựngcác cơ sở giết mổ, chế biến gà tập trung, công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tạo được thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Đối với tổ chức hội cần tích cực làm cầu nối nhằm tăng cường hợp tác ,liên kết 5 nhà trong sản xuất nông nghiệp nói chung,trong chăn nuôi nói riêng, giúp hội viên nông dân nâng quy mô sản xuất chăn nuôi,xây dựng các mô tập thể hợp tác, liên kết sản xuất,kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Kêu gọi,kết nối các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các liên kết với nông dân ,tổ chức sản xuất chế biến theo quy trình tiêu chuẩn chất lượng,xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa,tìm thị trương tiêu thụ sản sản phẩmtheo chuổi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng.

 

Một số ý kiến trao đổi về tình hình sản xuất nông nghiệp tại Đức

 

         Đ/ c Nguyễn Đạo Cứ trình bày thêm tình hình sản xuất nông nghiệp tại Đứcxung quanh ý kiến trao đổi của các đại biểu.

Trên đây là báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu học tập,trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy nghề, quản lý trang trại, kỷ thuật chăn nuôi gia súc,gia cầm tại Công hòa Liên bang Đức.

Nguyễn  Đạo Cứ (TTDN & HTND)

 


VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

Lịch công tác Lịch công tác

Giá cả sp nông nghiệp Giá cả sp nông nghiệp

Đào tạo nghề Đào tạo nghề

Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV... 25/11/2019 16:00
Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV nhân rộng mô hình giảm...

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 17
Tất cả: 3352168