Thông tin khác Thông tin khác

không ít trở ngại trong dạy nghề nông thôn
Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Phú Thọ đã đào tạo nghề cho gần 8.000 lao động nông thôn, 81% có việc làm đúng nghề, trên 4.800 người tự tạo việc làm.
 
Thí điểm nhiều mô hình
 
Là tỉnh trung du, miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, dân cư phân bố rộng, lao động tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ dân trí thấp nên khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nông dân gặp không ít khó khăn. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng trở nên bức thiết. Giáo viên dạy nghề không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải nắm rõ tập quán canh tác, sinh hoạt của người dân; địa điểm đào tạo được tổ chức ngay tại thôn, bản, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tham gia học nghề. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo đề án cũng giao UBND các huyện, thị xã lựa chọn các xã điểm XDNTM tổ chức mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm sớm đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động qua đào tạo, từ đó chuyển dịch cơ cấu lao động.
 
Năm 2011, UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức thực hiện thí điểm 13 mô hình, đào tạo 11 nghề cho 449 lao động tại 11 huyện, thành phố, thị xã. Trong đó, nổi lên một số mô hình, những nghề đặc thù gắn với các làng nghề như nuôi rắn thương phẩm; chăm sóc, cắt tỉa, uốn cây cảnh; trồng rau an toàn...
 
Đặc biệt, nghề trồng dưa bao tử ở Yên Tập (Cẩm Khê) đang trở thành mô hình được nhiều nông dân lựa chọn. Sau khi tổ chức đào tạo nghề trồng dưa bao tử, diện tích trồng loại cây nàu đã tăng lên 7,5ha. Sản phẩm làm ra được doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu toàn bộ, giảm được chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản sản phẩm, giá thành ổn định. Thấy mô hình trồng dưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, các xã lân cận đã đến học tập và đề nghị tổ chức lớp dạy nghề trồng dưa bao tử cho lao động nông thôn ở các địa phương có đất, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.
 
Không dừng lại ở mô hình trồng dưa bao tử, hiện nghề nuôi lợn thương phẩm, trồng nấm cũng được nhiều học viên đăng ký theo học. Đây là hai nghề phù hợp với lao động nông thôn, lại thuận lợi vì người lao động có khả năng tự tạo việc làm tại chỗ, tận dụng được thời gian nông nhàn, nguồn thức ăn tự sản xuất.
 
Những bất cập
 
Tính đến ngày 30/6/2012, Phú Thọ đã mở được 263 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 7.972 người theo học, trong đó, nghề nông nghiệp có 5.751 người (chiếm 72,1%), nghề phi nông nghiệp 2.221 người (chiếm 27,9%). Tổng số lao động làm đúng nghề được đào tạo là 6.451 người, chiếm 81%, trong đó, lao động tự tạo việc làm 4.888 người, lao động học nghề phi nông nghiệp có việc làm mới 1.563 người.
 
Ông Nguyễn Bình Minh, Phòng Dạy nghề (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ) cho biết: "Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Phú Thọ đang gặp một số khó khăn, như việc quản lý nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế, thiếu sự phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ sở dạy nghề trong việc điều tra, khảo sát xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu về số lượng, một số hạn chế về năng lực, kỹ năng nghề; việc phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động còn chậm, còn hiện tượng sử dụng chưa hiệu quả thiết bị dạy nghề... Đặc biệt, kinh phí hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề còn hạn chế, trong khi nhu cầu học nghề khá lớn, tỉnh chưa bố trí kinh phí hỗ trợ cho người học nghề. Nếu những trở ngại này không được tháo gỡ kịp thời, Phú Thọ khó đạt được mục tiêu 126.000 lao động nông thôn được đào tạo trong giai đoạn 2011-2015".
 
P.V

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

Lịch công tác Lịch công tác

Giá cả sp nông nghiệp Giá cả sp nông nghiệp

Đào tạo nghề Đào tạo nghề

Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV... 25/11/2019 16:00
Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV nhân rộng mô hình giảm...

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 19
Tất cả: 3352321