Thủy sản Thủy sản

Các bệnh thường gặp ở tôm
Sản xuất tôm trên thế giới những năm gần đây tăng nhanh là nhờ phương pháp nuôi tôm tốt. Sản lượng tôm nuôi năm 1991 lên tới 700.000 tấn. Song song tăng về số lượng tôm thì bệnh tôm ngày phát triển nhiều và xuất hiện nhiều bệnh lạ, chưa có giải pháp điều trị.
 
Gần 30 bệnh và hội chứng của tôm nuôi với 2 nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng đã được nhiều tài liệu gần đây nhắc đến, nhưng sự hiểu biết về chúng còn rất ít. Một số tác nhân gây bệnh quan trọng nhất cho tôm nuôi phải kể đến trước tiên là virus, vi khuẩn nấm và nguyên sinh động vật.
 
Dưới đây sẽ trình bày khái quát một số bệnh tôm, phương hướng hiện tại và tương lai trong chuẩn đoán, phòng và đìêu trị các bệnh tôm đó.
 
1. Bênh do các virus:
 
Hiện nay người ta đã phân lập được tới 12 loại virus khác nhau gây bệnh cho tôm nuôi, đó là IHHNV, HPV, BMN, MRV, BP, REO, YHV, LPV, LOVV, RPS, WSBV, TSV. Các loại virus này được phân ra 2 loại: Loại virus DNA và loại RNA. Sáu bệnh virus nặng gây chết đáng kể cho tôm nuôi cũng được báo cáo: Sự nhiễm bệnh lúc còn ấu trùng và non yếu là phổ biến nhất. Một số virus gây bênh có tính đặc hiệu với 1 loài hay chỉ một vài loại tôm, trong khi đó những virus khác biểu hiện khả năng nhiễm bệnh ở tất cả các loại tôm.
 
Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị bệnh virus ở tôm nuôi thành công.
 
Chi tiết từng virus sinh bệnh, cách chuẩn đoán, phòng ngừa và điều trị sẽ được trình bày trong chương VII,VIII.
 
2. Bệnh rickettsia:
 
Rick là vi sinh vật hình gậy. Nó gây bệnh cho các loại tôm. Rick đã được tìm thấy trong các loài tôm P.MARRGINATUS, Penaeus monodon, P. STYLIROSTRIS, và P. vannamei.
 
3. Vi khuẩn:
 
Vi khuẩn gây bệnh cho tôm có thể kể ra các loại sau: Vibriasis, Luminaus, Epicommensal Filametous Bacteria, Exoskeletal lesions bacteria, Indured hepatopancreatilis bacteria.
 
Vi khuẩn hình roi thuộc nhóm gram âm, thuộc dòng Vibrio gây ra hàng loạt bệnh cho tôm, chết tới 100%.
 
Một bệnh gây ra bởi những vi khuẩn đó được gọi là Vibrio (một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng máu). Vi khuẩn này gây nhiễm bệnh mãn tính, bán cấp hoặc cấp. Nhiều chất hoá học và kháng thể được dùng để điều trị bệnh vibriosis tôm gồm EDTA, FURANACE, FURAZOLIDON (NF_180), Errythomycin, Terramycin và Chloramphenicol.
 
Vi khuẩn làm hư hại chitin có thể làm vết thương lan rộng và bài xuất những enzyme ngoại bào. Vi khuẩn sợi (thường là Leucothrix mucur) có thể tấn công tôm làm ảnh hưởng tới hô hấp.
 
4. Nấm: 
 
Những bệnh thường gặp ở tôm đó là bệnh do Larval mycosis, Bệnh Fusarium vv.. Trong nhiều trường hợp, các nấm có thể gây ra chết hàng loạt, đặc biệt chỗ ương trứng. ở đấy bệnh mycosis ấu trùng gây chết hoàn toàn. Mycosis ấu trùng thường được gây ra bởi Lagenidium callinectes, Sirolpidium sp hoặc Maliphthoros sp. Và chết tới 100% trong vòng 48 giờ sau khi nhiễm. Treflan, Formanganate kali, furanace được dùng để điều trị sự nhiễm nấm trong khi ương.
 
Một bệnh nấm khác gọi là bệnh FUSARIUM solani. Tất cả các tôm có thể chống lại bệnh này nhưng có loại tôm P. JAPONICUUS đặc biệt nhạy cảm và có thể bị chết nhiều khi bị nhiễm nó.
 
5. Nguyên sinh động vật:
 
Protozoa gồm các dòng Epitylis, Vorticella, Zoothamnium, Microsporidians, Gregarines.
 
Tôm rát dễ bị nhiễm bởi Protoza mà nó luôn có mặt trong môi trường ao nuôi... Nhiều dòng Protozoa gây bệnh có thể nêu ra như Zoothamnium, Epitylis, Vorticella, Acineta và Lagenophrys. Nuôi dầy và ấu trùng sắp sang giai đoạn trưởng thành có thể bị. Chúng được điêu trị bởi Chloroqince diphosphate, Saponin hay formalin 25 ppm.
 
Microsporida - là một loại protozoa ký sinh bên trong làm tôm trắng như sữa. Bệnh xảy ra khi điều kiện nuôi tôm có lẫn cá.
 
Gregarine là bệnh đường tiêu hoá của tôm. Khi nhiễm bệnh này tôm kém ăn, chậm lớn và có khi chết.
 
6. Những bệnh dinh dưỡng, độc chất và môi trường:
 
Một số bệnh thuộc loại này là bệnh thiếu vitamin C đã được biết - đó là bệnh chết đen, bệnh mang tôm đen, bệnh đỏ tôm, bệnh xanh tôm, bệnh huỷ hoại cơ vv... 
Kết quả của sự biểu hiện mức độc chất như là các kim loại nặng, ozone, hoặc amoniăc và bệnh bóng được ra do nước quá bão hoà với các khí hơi của không khí. Tất cả các loại tôm nói chung rất nhậy cảm với các bệnh này. 
 
7. Những bệnh chưa rõ nguyên nhân:
 
Ngoài những bệnh trên, còn có những bệnh khác do điều kiện nuôi tôm sinh ra mà người ta chưa phát hiện được nguyên nhân cụ thể. Chẳng hạn như bệnh tinh dịch đen của con đực P. vannamei, P. stylirostris và P. setiferus và hội chứng ruột, thần kinh của tôm P. japonicus cũng như nhiều bệnh khác như bệnh đầu vàng, hội chứng tôm chết 1 tháng, hội chứng có nhiều lỗ xốp.
 
..::Agriviet.Com

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

Lịch công tác Lịch công tác

Giá cả sp nông nghiệp Giá cả sp nông nghiệp

Đào tạo nghề Đào tạo nghề

Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV... 25/11/2019 15:00
Thông báo cung cấp giống, phân bón, thuốc BVTV nhân rộng mô hình giảm...

TIN ĐỌC NHIỀU TIN ĐỌC NHIỀU

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 96
Tất cả: 3146055